Luật liên quan đến thuốc lá ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều điều luật được đưa ra.
Điều 9, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá qui định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có cấm hành vi: “Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm có thiết kế hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu”. Theo Thông tư liên tịch số 01/2007//TTLT-BTM-BCN ngày 10/1/2007 của Liên Bộ Thương mại – Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), chỉ những doanh nghiệp Nhà nước (Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam – Vinataba) mới được phép nhập khẩu các mặt hàng thuốc lá điếu dưới dạng thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu làm từ chất có chứa nicotine thay thế thuốc lá.
Trích dẫn từ facebook Nguyễn Cường: “Nói cách khác, Vinataba độc quyền nhập và phân phối tất cả những thứ liên quan đến thuốc lá, ngoài ra ai nhập cũng không được, có uỷ quyền của Vinataba thì cũng không được phép bán luôn”.
Thực trạng thuốc lá điện tử tại Việt Nam
Thuốc lá điện tử xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng 2007-2008. Từ thời điểm đó, hàng loạt các web quảng cáo thuốc lá điện tử xuất hiện. Gần như không có cửa hàng bán thuốc lá điện tử trực tiếp mà hầu như chỉ bán online.
Theo Bộ Công Thương, với mặt hàng thuốc lá điện tử và thuốc lá nói chung, việc cấp phép quảng cáo cho các doanh nghiệp do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đảm nhiệm. Bộ Công thương chỉ quản lí hoạt động quảng cáo, khuyến mãi của các đơn vị đã được cấp phép. Nếu phát hiện sai phạm, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với Cục Quản lí thị trường, Bộ Công Thương và Bộ VH-TT-DL xử phạt theo luật.
Có thể cảm nhận độ “nóng” của thuốc lá điện tử khi có quá nhiều người trao đổi thông tin mua, bán, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ở thông qua các trang mạng xã hội. Hoạt động quảng cáo mặt hàng thuốc lá điện tử đang tràn ngập trên internet nhưng cơ quan quản lí chưa có cách nào kiểm soát. Nhưng điều đó không ngăn cản người Việt tìm kiếm và mua cho mình những thiết bị thuốc lá điện tử mà đa phần sẽ không rõ được nguồn gốc, xuất xứ của chúng. Chủ một cửa hàng thuốc lá trên đường Trung Kính, quận Cầu Giấy cho biết công nghệ sản xuất thuốc lá điện tử hiện có ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Anh… Các quốc gia này hầu hết liên kết với Trung Quốc để sản xuất linh kiện và lắp ráp nên hàng được nhập thẳng từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá cả khá linh hoạt, có loại chỉ khoảng 400.000-700.000 đồng/bộ, đắt nhất là 1,6 triệu đồng/bộ. Riêng tinh dầu tại đây gắn mác “made in USA” nhưng khi được hỏi sản phẩm có phải “hàng chuẩn” của Mỹ không thì nhân viên không dám khẳng định mà chỉ cho biết: “Mọi thông tin cũng như giấy tờ liên quan đến nhập hàng đều do nhà cung cấp nắm, đây chỉ là đại lý bán lẻ”.
Mức độ ảnh hưởng đến nhận thức người tiêu dùng và cộng đồng thuốc lá điện tử
Vape, thuốc lá điện tử hiện nay đã và đang dần dần có được những đón nhận tích cực trên thế giới. Việc xuất hiện những mặt hàng không rõ nguồn gốc, từ những cửa hàng không uy tín cũng như đa dạng những thống kê về nồng độ, báo cáo về các chất có trong các loại tinh dầu càng khiến cho sự lo ngại của người tiêu dùng về thuốc lá điện tử ở Việt Nam càng tăng cao. Bởi vì cho dù mọi người biết được các thông tin kết quả nghiên cứu có tích cực về thuốc lá điện tử trên thế giới thì việc mua và sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng cũng sẽ tác động không hề nhỏ đến uy tín của các nhà đầu tư và phát triển về vape ở Việt Nam. Những ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng là vấn đề được quan tâm nhất, nên việc bán các sản phẩm kém chất lượng gây hại đến người tiêu dùng sẽ giáng một đòn lớn lên cộng đồng thuốc lá điện tử, đồng nghĩa với việc giết chết vape.