Phía ủng hộ ở Châu Âu của Tommaso Di Giovianni, giám của bộ phận truyền thông toàn cầu của Philip Moris đã trả lời với Vaping Post và tháng sáu ở Warsaw rằng “Mục tiêu của PMI đã rõ ràng. Chúng ta ai cũng muốn những người hút thuốc có thể chuyển sang những sản phẩm ít độc hại hơn".
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vaping, một số công ty thuốc lá cũng học theo PMI và bắt đầu hướng tới các sản phẩm thuốc lá không gây cháy này, Altria thậm chí còn yêu cầu FDA đừng ra dự luật quá khắt khe. Nếu xét về mặt sức khỏe, thì bản thân thuốc lá và nicotine không phải nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, mà là những chất hóa học có chứa trong thuốc lá. Và bây giờ có vẻ truyền thông vẫn còn nhầm lẫn sản phẩm vape sử dụng tinh dầu với những điếu thuốc lá.
Các bằng chứng có lợi đang nghiêng về phía vaping
Năm 2014, khi WHO công bố báo cáo trên, thuốc lá điện tử và tinh dầu vẫn chưa được kiểm tra đủ để xác định được tác dụng thực của nó, tuy nhiên, từ lúc đó đã có nhiều nghiên cứu liên quan được công bố. Ví dụ của những nghiên cứu là bài nghiên cứu của trường Royal College of Physicians của Anh khi đã cho ra kết quả thuốc lá điện tử an toàn hơn thuốc lá đến 95%, nghiên cứu của trung tâm Georgetown Lombardi Cancer Research của Mỹ cho thấy thuốc lá điện tử có thể giảm được 21% những cái chết từ thuốc lá, và một bài khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi tiến sỹ Farsalino ở Malaysia cho thấy người hút thuốc sau khi chuyển sang vaping đã có những cải thiện đáng kể về sức khỏe.
Theo những dữ liệu do Euromonitor International phát hành cho thấy doanh số của thuốc lá đang dần giảm xuống trong mấy thập kỷ gần đây, trong khi đó, doanh số của thuốc lá điện tử đã tăng lên gấp năm lần đến 4.6 triệu vào năm ngoái. Trong đó, thị phần của Japan Tobacco đã giảm 14% trong năm nay.
Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với yêu cầu cao về vệ sinh và sức khỏe. Theo nhà nghiên cứu phân tích với Euromonitor ở Tokyo, Akari Utsunomiya, thì thuốc lá điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở quốc gia Châu Á này vì nó phù hợp với cả hai yêu cầu đề ra. Đó là lý do vì sao “các công ty thuốc lá đang tìm kiếm cơ hội cho những tiềm năng mới trong thị trường Nhật Bản”.
Nhà thiết kế và cũng là người từng hút thuốc lá 40 tuổi ở Tokyo, Tetsuo Yamamoto nói rằng ông chuyển sang sử dụng IQOS, một loại thuốc lá điện tử không khói của Philip Morris như một cách bỏ thuốc lá. Ông cho biết thêm rằng vào tầm này, ông không thể chịu nổi mùi của thuốc lá. 95% thu nhập hàng tháng của sản phẩm nói trên là ở Nhật Bản, nơi mà nó trở thành sản phẩm vaping tạm thời.
Vẫn phải vật lộn với nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao
Còn lúc này, Japan Tobacco vẫn đang thử nước đi của mình, vì sản phẩm vape của hãng Ploom Tech không đáp ứng được đáng kể nhu cầu sử dụng. Trong một cuộc hội thảo giữa các nhà phân tích và đầu tư, Naohira Minami, giám đốc tài chính của Japan Tobacco đã nói, “Phản ứng từ thị trường đã lớn vượt ngoài sức tưởng tượng và nguồn cung cấp sản phẩm của chúng ta vẫn bị giới hạn.”
Ở Mỹ, loại vape được sử dụng nhiều nhất là loại có chứa tinh dầu có nicotine, ở Nhật, nicotine được coi là một chất sử dụng trong y tế và bị kiểm soát rất gắt gao. Tuy nhiên, các sản phẩm tạo hơi sử dụng thuốc lá được nêu trên được coi là thuốc lào, trong khi bản không nicotine của nó không được kiểm soát và người trẻ cũng có thể mua được. Chủ cửa hàng như Keiichi Ando, cửa hàng chỉ bán các loại vape không nicotine đã cho biết doanh thu của các sản phẩm này liên tục tăng cao.
Một tương lai đầy hứa hẹn cho các sản phẩm vape ở Nhật Bản
Mục tiêu hiện tại của Japan Tobacco không chỉ là lấy lại vị thế của mình trên thị trường mà còn trở thành người dẫn đầu của nó nữa, Phó chủ tịch Hideki Miyazaki cho biết. Và trong một tin được coi là tốt cho cả công nghiệp vaping và sức khỏe, vào ngày mùng 1 tháng 8, công ty thuốc lá Nhật Bản cũng đầu tư vào thuốc lá và có ý định đầu tư khoảng hơn 10 tỷ yên vào sản phẩm vape. Trong khoảng bốn năm tới, họ có ý định tăng sản xuất và đầu tư vì hiện nay, các sản phẩm thuốc lá điện tử của họ luôn trong tình trạng cháy hàng.