Sau cùng, họ phát hiện ra rằng, cứ mỗi 50 điếu thuốc được hút, sẽ xuất hiện thêm một đột biến trong mỗi tế bào trong phổi. Điều này có nghĩa là trong 1 năm, nếu một người hút 1 hộp thuốc (20 điếu) mỗi ngày, sẽ có thêm 150 đột biến hình thành trong mỗi tế bào phổi, 97 đột biến trong mỗi tế bào thanh quản, 23 đột biến trong mỗi tế bào miệng, 18 đột biến trong mỗi tế bào bàng quang và 6 đột biến có ở mỗi tế bào gan.
Những thay đổi này bên trong tế bào không thật sự gây nguy hiểm cho chúng, nhưng với sự xuất hiện của đột biến như vậy, tiềm năng để chúng trở thành các tế bào ung thư sẽ cao hơn. "Hút thuốc lá cũng giống như việc chơi trò roulette kiểu Nga: bạn chơi càng nhiều, cơ hội đột biến xảy ra ở gen nhất định sẽ cao hơn, và ung thư sẽ phát triển”, Ludmil Alexandrov, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết. "Tuy nhiên, sẽ có những người hút thuốc rất nhiều, nhưng những đột biến không ảnh hưởng đến các gen này”.
Có một tin tốt cho người hút thuốc lá, đó là việc ngừng hút thuốc không bao giờ muộn. Mặc dù có thể gây ra các đột biến DNA, tuy nhiên ngay khi bạn bỏ thuốc, các đột biến cũng ngừng xuất hiện. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 ở Anh cho thấy những người bỏ hút thuốc khi họ 30 tuổi gần như có thể loại bỏ nguy cơ chết sớm, trong khi người bắt đầu bỏ thuốc ở tuổi 50 chỉ giảm một nửa nguy cơ này. Đối với những người đang cố bỏ thuốc lá, nguy cơ tử vong sớm chắc chắn sẽ giảm xuống nhiều hơn.
Tặng thêm cho các bạn Infographic về những lợi ích của việc bỏ thuốc lá: